Ngành Truyền thông đa phương tiện

  1. Mã ngành: 7320104
  2. Khối lượng chương trình: 121 tín chỉ (không bao gồm Ngoại ngữ (14TC), Giáo dục thể chất (3TC), Giáo dục quốc phòng (8TC) và Kỹ năng mềm)
  3. Chỉ tiêu:

– Năm 2023: 200

– Năm 2022: 200

– Năm 2021: 200

  1. Điểm trúng tuyển:

– Năm 2023: 24,5

– Năm 2022: 24

– Năm 2021: 20

  1. Tổ hợp xét tuyển: Toán – Lý – Hóa (A00) hoặc Toán – Lý – Anh (A01) hoặc Toán – Văn – Anh (D01) hoặc Văn – Sử – Địa (C00)
  2. Quy trình đào tạo và điều kiện tốt nghiệp 

6.1. Quy trình đào tạo

Chương trình đào tạo được tổ chức thực hiện trong 4 năm gồm 8 học kỳ, trong đó 07 học kì tích lũy kiến thức tại Học viện và 01 kỳ thực tập chuyên ngành, thực tập tốt nghiệp tại doanh nghiệp. Cuối khóa, sinh viên làm Khóa luận/Đồ án tốt nghiệp hoặc hoàn thành các học phần thay thế tốt nghiệp.

Sinh viên được đào tạo theo phương thức đào tạo tín chỉ, áp dụng Quy chế đào tạo tín chỉ hiện hành của Bộ Giáo dục & Đào tạo và của Học viện.

6.2. Điều kiện tốt nghiệp

Kết thúc khóa học, sinh viên được công nhận tốt nghiệp và cấp bằng Cử nhân Truyền thông đa phương tiện trình độ đại học hệ chính quy khi đã hội tụ đủ các tiêu chuẩn theo quy chế đào tạo đại học theo hệ thống tín chỉ.

  1. Thang điểm:Theo thang điểm tín chỉ

Điểm chữ (A, B, C, D, F) và thang điểm 4 quy đổi tương ứng được sử dụng để đánh giá kết quả học tập chính thức. Thang điểm 10 được sử dụng để đánh giá điểm thành phần của các môn học/học phần.

Điểm đạt Thang điểm 10

(điểm thành phần)

Thang điểm 4
Điểm chữ Điểm số
Từ 9,0 đến 10,0 A+ 4,0
Từ 8,5 đến 8,9 A 3,7
Từ 8,0 đến 8,4 B+ 3,5
Từ 7,0 đến 7,9 B 3,0
Từ 6,5 đến 6,9 C+ 2,5
Từ 5,5 đến 6,4 C 2,0
Từ 5,0 đến 5,5 D+ 1,5
Từ 4,0 đến 4,9 D 1,0
Không đạt Dưới 4,0 F 0,0
Loại đạt không phân mức (áp dụng cho các học phần yêu cầu đạt, không tính vào điểm trung bình học tập): Từ 5,0 trở lên, điểm chữ là P

 

  1. Chuẩn đầu ra

8.1. Về kiến thức

KT1: Hiểu/nắm vững được những nội dung cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; các vấn đề chính trị, xã hội, an ninh – quốc phòng 

KT2: Diễn giải được những kiến thức cơ bản của ngành, phương pháp nghiên cứu truyền thông, lý thuyết truyền thông, pháp luật truyền thông, các vấn đề của truyền thông mạng xã hội, tư duy thị giác, xử lý hình ảnh, kỹ xảo, đồ họa, nhiếp ảnh, ghi hình, văn hóa Việt Nam và khởi nghiệp kinh doanh.

KT3: Phân tích được những kiến thức về giới trong lĩnh vực truyền thông, thiết kế và quảng bá sản phẩm truyền thông có nhạy cảm giới. 

KT4: Vận dụng kiến thức về công nghệ thông tin, ngoại ngữ, quản lý dự án vào thực hiện sản phẩm truyền thông. Có hiểu biết về năng lực chuyển đổi, thích ứng, nghiên cứu.

* Chuyên ngành Thiết kế đa phương tiện:

KT5a: Vận dụng kiến thức chuyên sâu ngành thiết kế đa phương tiện như minh họa kĩ thuật số, nhận diện thương hiệu, hình hiệu, dựng hình 3D, giao diện website, đồ hoạ chuyển động 2D, 3D vào thiết kế sản phẩm truyền thông.

* Chuyên ngành Báo chí đa phương tiện:

KT5b: Vận dụng kiến thức chuyên sâu ngành báo chí như kỹ năng khai thác thông tin, dẫn chương trình, kỹ năng viết, biên tập tác phẩm, ứng dụng báo chí trên nền tảng số vào sản xuất sản phẩm báo chí.

* Chuyên ngành Truyền thông doanh nghiệp:

KT5c: Vận dụng được kiến thức chuyên sâu ngành như hành vi người tiêu dùng, truyền thông marketing, chiến dịch truyền thông, đàm phán, kinh doanh sản phẩm truyền thông số, viết cho truyền thông, tổ chức sự kiện, phim quảng cáo, quản trị thương hiệu, truyền thông nội bộ.

8.2. Về kỹ năng

KN1: Giải quyết các vấn đề/tình huống trong thực tiễn cuộc sống và công việc theo quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; thích nghi trong môi trường làm việc biến động và đa văn hóa.

KN2: Vận dụng thế giới quan, phương pháp nghiên cứu truyền thông, đạo đức và pháp luật truyền thông phục vụ nghề nghiệp; Hình thành ý tưởng sáng tạo, thiết kế, sản xuất, đánh giá, chuyển giao và kinh doanh sản phẩm truyền thông.

KN3: Sử dụng máy ảnh, máy quay phim, phần mềm biên tập, kỹ năng viết kịch bản để sản xuất sản phẩm đa phương tiện, sáng tạo nội dung số. 

KN4: Vận dụng kỹ năng tư duy thị giác, xử lý hình ảnh, đồ họa chữ, kỹ xảo đa phương tiện, các phần mềm thiết kế để thiết kế ấn phẩm truyền thông.

KN5: Rèn luyện kỹ năng tư duy sáng tạo, phát triển ý tưởng nội dung. Kỹ năng phân tích giới, sáng tạo các sản phẩm truyền thông có nhạy cảm giới.

KN6: Hình thành và phát triển kỹ năng khởi nghiệp, quản lý dự án đa phương tiện, thực hiện hoạt động tự trải nghiệm thực hành nghề nghiệp, khả năng dẫn dắt, tạo việc làm cho mình và cho người khác. 

KN7: Thể hiện được khả năng giao tiếp, làm việc nhóm hiệu quả, có sức khỏe, tự tin thuyết trình; phát triển kỹ năng tự nghiên cứu và học tập suốt đời; kỹ năng giải quyết vấn đề và ra quyết định tự tin, thành thục. 

* Chuyên ngành Thiết kế đa phương tiện:

KN8a: Thực hành được kỹ năng chuyên sâu về thiết kế đa phương tiện gồm vẽ trên giấy, sử dụng phần mềm đồ họa chuyên nghiệp, thiết kế nhận diện thương hiệu, hình hiệu, dựng hình 3D, giao diện website, đồ hoạ chuyển động 2D, 3D.

* Chuyên ngành Báo chí đa phương tiện:

KN8b: Thực hành được kỹ năng chuyên sâu về báo chí gồm khai thác thông tin, dẫn chương trình, viết, biên tập tác phẩm, ứng dụng báo chí trên nền tảng số.

* Chuyên ngành Truyền thông doanh nghiệp:

KN8c: Thực hành được kỹ năng chuyên sâu về truyền thông doanh nghiệp gồm marketing, hành vi người tiêu dùng, đàm phán kinh doanh, viết cho truyền thông, tổ chức sự kiện, phim quảng cáo, quản trị thương hiệu, truyền thông nội bộ 

8.3. Chuẩn đầu ra về năng lực tự chủ và trách nhiệm (TC)

TC1: Củng cố niềm tin vào chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam; kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành bản lĩnh chính trị và phẩm chất đạo đức cách mạng, phấn đấu trở thành người công dân tốt.

TC2: Làm việc độc lập hoặc làm việc theo nhóm trong điều kiện làm việc thay đổi, chịu trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm đối với nhóm.

TC3: Hướng dẫn, giám sát những người khác thực hiện nhiệm vụ. Tự nghiên cứu phát hiện vấn đề, định hướng, đưa ra kết luận chuyên môn và có thể bảo vệ được quan điểm cá nhân.

8.4. Chuẩn đầu ra về năng lực ngoại ngữ, tin học

NN1: Sử dụng được Tiếng Anh giao tiếp ở trình độ Bậc 3/6 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.

IT1: Có khả năng hiểu biết tổng quan về hệ thống máy tính, tổ chức dữ liệu, các tài nguyên và mạng máy tính theo Thông tư số 03/2014/TT-BGDĐT ngày 11/3/2014

  1. Cấu trúc chương trình đào tạo

Tiến trình học tập theo học chế tín chỉ 

Học kỳ 1 (14 TC)

Tin học đại cương (3 TC)

Nhiếp ảnh (3 TC)

Xử lý hình ảnh (3 TC)

Nhập môn tư duy thị giác (3 TC)

Lý thuyết truyền thông (2 TC)

Giáo dục quốc phòng

Tiếng Anh 1

Học kỳ 2 (16 TC)

Triết học Mác – Lênin (3 TC)

Cơ sở văn hóa Việt Nam (2 TC)

Nhập môn truyền thông đa phương tiện (3 TC)

Nghệ thuật đồ họa chữ (3 TC)

Phương pháp nghiên cứu truyền thông (2 TC)

Kỹ thuật ghi hình (3 TC)

Giáo dục thể chất

Tiếng Anh 2

Học kỳ 3 (16 TC)

Kinh tế chính trị Mác – Lênin (2 TC)

Giới và phát triển (2 TC)

Đạo đức và pháp luật truyền thông (3 TC)

Cơ sở lí luận báo chí truyền thông (3 TC)

Kịch bản truyền thông (2 TC)

Tự chọn 1 (2 TC)

Kiến tập (2 TC)

Giáo dục thể chất 2

Tiếng Anh 3

Học kỳ 4 (16 TC)

Chủ nghĩa xã hội khoa học (2 TC)

Khởi nghiệp kinh doanh (3 TC)

Biên tập audio và video (3 TC)

Thiết kế sản phẩm truyền thông cơ bản (3 TC)

Kỹ xảo đa phương tiện (3 TC)

Tự chọn 1 (2 TC)

Tiếng Anh 4

  • Chuyên ngành Thiết kế đa phương tiện

Học kỳ 5 (16 TC)

Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam (2 TC)

Truyền thông mạng xã hội (3 TC)

Dựng hình 3D cơ bản (3 TC)

Thiết kế nhận diện thương hiệu (3 TC)

Minh họa kỹ thuật số (3 TC)

Tự chọn 2 (2 TC)

Giáo dục thể chất 3

Tiếng Anh 5

Học kỳ 6 (15 TC)

Tư tưởng Hồ Chí Minh (2 TC)

Thiết kế đồ họa game (3 TC)

 Đồ học chuyển động 2D (3 TC)

Tự chọn 2 (4 TC)

Tự chọn 3 (3 TC)

  • Chuyên ngành Báo chí đa phương tiện 

Học kỳ 5 (16 TC)

Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam (2 TC)

Truyền thông mạng xã hội (3 TC)

Kỹ năng khai thác thông tin (3 TC)

Kỹ năng viết cho truyền thông (3 TC)

Ứng dụng báo chí trên nền tảng số (3 TC)

Tự chọn 2 (2 TC)

Giáo dục thể chất 3

Tiếng Anh 5

Học kỳ 6 (15 TC)

Tư tưởng Hồ Chí Minh (2 TC)

Tác phẩm báo chí đa phương tiện (3 TC)

 Biên tập tác phẩm đa phương tiện (3 TC)

Tự chọn 2 (4 TC)

Tự chọn 3 (3 TC)

  • Chuyên ngành Truyền thông doanh nghiệp

Học kỳ 5 (16 TC)

Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam (2 TC)

Truyền thông mạng xã hội (3 TC)

Kỹ năng viết cho truyền thông (3 TC)

Quan hệ công chúng (3 TC)

Chiến dịch truyền thông (3 TC)

Tự chọn 2 (2 TC)

Giáo dục thể chất 3

Tiếng Anh 5

Học kỳ 6 (15 TC)

Tư tưởng Hồ Chí Minh (2 TC)

Văn hóa doanh nghiệp và truyền thông nội bộ (3 TC)

 Quản trị thương hiệu và hình ảnh (3 TC)

Tự chọn 2 (4 TC)

Tự chọn 3 (3 TC)

Học kỳ 7 (cả 2 chuyên ngành) (14 TC)

Tự chọn 3 (9 TC)

Quản lý dự án đa phương tiện (2 TC)

Thực tập chuyên ngành (3 TC)

Học kỳ 8 (cả 2 chuyên ngành) (14 TC)

Thực tập tốt nghiệp  (8 TC)

Khóa luận/Đồ án tốt nghiệp (hoặc các học phần thay thế) (6 TC)

Các học phần tự chọn

Tự chọn 1 (chọn 2 trong 8 học phần

1. Pháp luật đại cương
2. Kỹ năng giải quyết vấn đề và ra quyết định 
3. Kỹ năng xây dựng và phát triển nhóm làm việc
4. Kỹ năng lập kế hoạch và tổ chức công việc hiệu quả
5. Kỹ năng giao tiếp
6. Kỹ năng tư duy
7. Tâm lý học đại cương 
8. Tiếng Việt thực hành

Tự chọn 2 (chọn 3 trong 12 học phần)

1. Kinh doanh sản phẩm truyền thông số
2. Tổ chức sự kiện
3. Đồ họa ứng dụng
4. Mỹ thuật nâng cao
5. Mỹ thuật cơ bản
6. Marketing căn bản
7. Kỹ năng đàm phán trong kinh doanh
8. Giao tiếp trong kinh doanh
9. Hành vi người tiêu dùng
10. Tâm lý học truyền thông
11. Kỹ năng thuyết trình 
12. Nghiên cứu khoa học sinh viên

Tự chọn 3 (chọn 4 trong 12 học phần)

1. Truyền thông marketing tích hợp
2. Sản xuất phim quảng cáo
3. Kỹ năng dẫn chương trình
4. Thực tế chính trị xã hội 
5. Giới trong truyền thông 
6. Dựng hình 3D nâng cao
7. Đồ họa chuyển động 3D
8. Thiết kế hình hiệu
9. Thiết kế giao diện website
10. Thương mại điện tử 
11. Các loại hình truyền thông hiện đại
12. Sản xuất sản phẩm truyền thông đa phương tiện
  1. Triển vọng nghề nghiệp

Chương trình đào tạo ngành Truyền thông đa phương tiện (Multimedia Communication) của Học viện Phụ nữ Việt Nam đào tạo người học có đầy đủ các năng lực về kiến thức, kỹ năng, năng lực tự chủ và trách nhiệm. Người học được trang bị nền tảng lý luận chính trị vững chắc, kiến thức chuyên môn toàn diện, nắm vững nguyên lý, quy luật của ngành Truyền thông đa phương tiện, có kỹ năng thực hành cơ bản, có nhận thức giới trong sáng tạo sản phẩm truyền thông, có khả năng làm việc độc lập hoặc theo nhóm, có năng lực sáng tạo và trách nhiệm nghề nghiệp, có khả năng ngoại ngữ và tin học đáp ứng yêu cầu công việc. Mục tiêu của chương trình nhằm cung ứng nguồn nhân lực trình độ đại học ngành truyền thông có khả năng đảm nhiệm các công việc như: chuyên viên thiết kế đồ họa; chuyên viên truyền thông, PR, quảng cáo tại các cơ quan, tổ chức trong và ngoài nước; PV, BTV tại các cơ quan thông tấn – báo chí; cán bộ nghiên cứu, giảng dạy về lĩnh vực truyền thông đa phương tiện tại các cơ sở nghiên cứu, đào tạo. Chương trình được thiết kế dựa trên tiêu chí phát huy lợi thế đi đầu trong đào tạo nhân lực ngành truyền thông đa phương tiện tại Việt Nam theo định hướng hội nhập quốc tế; đào tạo nhân lực ngành truyền thông đa phương tiện có năng lực làm chủ kiến thức công nghệ và truyền thông.

  1. Học phí

Học phí sẽ được thanh toán theo từng học kỳ, dựa trên số tín chỉ mà sinh viên đăng ký trong học kỳ. Thời gian đóng học phí là 1 tháng kể từ khi có thông báo của nhà trường. Sinh viên sẽ thực hiện đóng học phí theo quy định mà Học viện ban hành;

Học phí theo tín chỉ năm 2023: 310.000 đ/tín chỉ

Ghi chú:

   – Thời gian hoàn thành chương trình sẽ phụ thuộc vào số lượng môn học sinh viên lựa chọn học trong một học kỳ

  – Lộ trình tăng học phí tối đa cho từng năm: Mức học phí được điều chỉnh theo lộ trình phù hợp tương xứng với chất lượng đào tạo và đảm bảo tỷ lệ tăng không quá 15%/năm (theo Nghị định 81/2021/NĐ-CP của Chính phủ)

  1. Điều kiện tuyển sinh

ĐỐI TƯỢNG TUYỂN SINH VÀ YÊU CẦU ĐẦU VÀO:

Là người đã tốt nghiệp THPT hoặc tương đương, tham dự và trúng tuyển (đạt các yêu cầu đầu vào) trong kỳ tuyển sinh đại học hệ chính quy với Tổ hợp xét tuyển: Toán, Lý, Hóa (A00); Văn, Toán, Anh (D01); Văn, Sử, Địa (C00) hoặc Toán, Lý, Anh (A01) hoặc các phương án xét tuyển riêng của Học viện Phụ nữ Việt Nam.