Khoa học công nghệ

Nhằm hướng tới mục tiêu thúc đẩy bình đẳng giới và giải quyết các vấn đề xã hội cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em vùng dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi, Học viện Phụ nữ Việt Nam tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia với chủ đề "Rà soát, xác định vấn đề xã hội cấp thiết với phụ nữ, trẻ em vùng dân tộc thiểu số và miền núi; khuyến nghị, đề xuất nội dung, giải pháp vận động, hỗ trợ phụ nữ dân tộc thiểu số giai đoạn tiếp theo". Sự kiện này nằm trong khuôn khổ Dự án 8 thuộc Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030.
  Chiều ngày 5/6/ 2024, Khoa Truyền thông đa phương tiện VWA đã chủ trì, phối hợp với phòng Hợp tác quốc tế và Quản lý khoa học tổ chức tọa đàm “Bạo lực trên cơ sở giới: Chia sẻ kinh nghiệm can thiệp và phương pháp nghiên cứu”. PGS,TS Dương Kim Anh, Phó Giám đốc Học viện Phụ nữ Việt Nam chủ trì buổi tọa đàm.
Chiều ngày 24/5/2023, Học viện Phụ nữ Việt Nam đã tổ chức Hội nghị sinh viên nghiên cứu khoa học và Hội thảo công bố kết quả nghiên cứu khoa học sinh viên năm học 2023-2024.
Ban tổ chức trân trong gửi thư mời viết bài hội thảo khoa học Quốc gia với chủ đề: “Công tác Phụ nữ và Hoạt động Hội liên hiệp Phụ nữ Việt Nam nhiệm kỳ 2022-2027: Cơ hội và thách thức” tới các nhà hoạt động thực tiễn, chuyên gia, nhà khoa học, các học giả, nhà nghiên cứu, nhà quản lý, nhà hoạch định chính sách.
Nghiên cứu khoa học (NCKH) của sinh viên ngành Truyền thông đa phương tiện là một nhiệm vụ quan trọng và trở thành một trong những truyền thống của các thế hệ sinh viên trong khoa. Nhiều đề tài thực tiễn, hữu ích; nhiều giải thưởng cao được “rinh” về…
Giảng viên đại học có hai chức năng quan trọng, có tính chất cơ bản, xuyên suốt, đó là: giảng dạy và NCKH. Thực tiễn và lý luận đều chứng minh một cách rõ ràng rằng, NCKH và giảng dạy có mối quan hệ hữu cơ với nhau, gắn kết chặt chẽ với nhau và hỗ trợ cho nhau. NCKH tạo cơ sở, điều kiện, tiền đề nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ giảng dạy ở trên lớp. Ngược lại, công tác giảng dạy phản ánh kết quả của hoạt động NCKH. Do vậy, có thể khẳng định rằng, cùng với hoạt động giảng dạy, NCKH là thước đo năng lực chuyên môn của mỗi giảng viên.
Trong năm 2023 tập thể giảng viên Khoa Truyền thông đa phương tiện, Học viện Phụ nữ Việt Nam đã kết hợp các chuyên gia, nhà nghiên cứu đến từ các cơ quan báo chí, cơ sở đào tạo đại học thực hiện biên soạn 2 tập bài giảng “Quản lý dự án đa phương tiện”, “Minh hoạ kĩ thuật số” và 1 đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ “Hiệu ứng đám đông trên truyền thông xã hội (nghiên cứu trường hợp hiệu ứng đám đông về bạo lực gia đình”.
Với mục tiêu đào tạo sinh viên tốt nghiệp ra trường có đủ kiến thức, kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ và phẩm chất đạo đức, nghề nghiệp, đáp ứng yêu cầu của thị trường. Chương trình đào tạo ngành truyền thông đa phương tiện của Khoa Truyền thông đa phương tiện, Học viện phụ nữ Việt Nam định kì 2 năm/lần tổ chức triển khai cập nhật, chỉnh sửa, bổ sung phù hợp với thực tiễn nghề nghiệp. Triển khai đào tạo từ năm 2017 đến nay Khoa đã thực hiện 3 đợt điều chỉnh chương trình đào tạo vào các năm 2019, 2021, 2023.
Thực hiện kế hoạch chiến lược Phát triển Học viện Phụ nữ Việt Nam giai đoạn 2021-2025. Đồng thời căn cứ Quyết định số 810/QĐ-HVPNVN ngày 26/9/2022 của Học viện Phụ nữ Việt Nam ban hành Quy chế tổ chức, quản lý hoạt động khoa học và công nghệ của Học viện Phụ nữ Việt Nam; Theo đề nghị của phòng Hợp tác quốc tế và Quản lý khoa học công nghệ và Truyền thông đa phương tiện; Căn cứ yêu cầu và điều kiện thực tiễn của Khoa Truyền thông đa phương tiện, ngày 25 tháng 8 năm 2023, Giám đốc Học viện phụ nữ Việt Nam đã ký quyết định số 878/QĐ - HVPNVN v/v công nhận Hội đồng khoa học đào tạo Khoa truyền thông đa phương tiện nhiệm kỳ 2023 - 2025.