NCKH giảng viên

Hội thảo khoa học quốc gia với chủ đề “Đào tạo Luật trong bối cảnh chuyển đổi số ở Việt Nam” sẽ được Học viện Phụ nữ Việt Nam và Trường đại học Tài chính - Ngân hàng Hà Nội phối hợp tổ chức vào ngày 07/11/2024.
“Tứ đại quyền lực” của Scott Galloway ra đời năm 2017, được công chúng đón nhận và truyền tai nhau về sức mạnh truyền thông của bộ tứ “ông trùm” trên thế giới: Amazon, Apple, Google và Facebook. Rất nhanh chóng, cuốn sách đã trở thành best-seller, được dịch ra 22 thứ tiếng trên toàn cầu.
Trong vô vàn những cuốn sách ra đời hàng tuần, hàng tháng, hàng năm về chủ đề marketing, viết content, làm quảng cáo, đây là một cuốn sách không thuộc hàng bestseller. Và liệu đó có phải là một cuốn sách đáng đọc?
  Chiều ngày 5/6/ 2024, Khoa Truyền thông đa phương tiện VWA đã chủ trì, phối hợp với phòng Hợp tác quốc tế và Quản lý khoa học tổ chức tọa đàm “Bạo lực trên cơ sở giới: Chia sẻ kinh nghiệm can thiệp và phương pháp nghiên cứu”. PGS,TS Dương Kim Anh, Phó Giám đốc Học viện Phụ nữ Việt Nam chủ trì buổi tọa đàm.
Giảng viên đại học có hai chức năng quan trọng, có tính chất cơ bản, xuyên suốt, đó là: giảng dạy và NCKH. Thực tiễn và lý luận đều chứng minh một cách rõ ràng rằng, NCKH và giảng dạy có mối quan hệ hữu cơ với nhau, gắn kết chặt chẽ với nhau và hỗ trợ cho nhau. NCKH tạo cơ sở, điều kiện, tiền đề nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ giảng dạy ở trên lớp. Ngược lại, công tác giảng dạy phản ánh kết quả của hoạt động NCKH. Do vậy, có thể khẳng định rằng, cùng với hoạt động giảng dạy, NCKH là thước đo năng lực chuyên môn của mỗi giảng viên.
Trong năm 2023 tập thể giảng viên Khoa Truyền thông đa phương tiện, Học viện Phụ nữ Việt Nam đã kết hợp các chuyên gia, nhà nghiên cứu đến từ các cơ quan báo chí, cơ sở đào tạo đại học thực hiện biên soạn 2 tập bài giảng “Quản lý dự án đa phương tiện”, “Minh hoạ kĩ thuật số” và 1 đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ “Hiệu ứng đám đông trên truyền thông xã hội (nghiên cứu trường hợp hiệu ứng đám đông về bạo lực gia đình”.