Môi trường học tập năng động, trang thiết bị hiện đại

Ngành Truyền thông đa phương tiện được giảng dạy heo hướng chuyên sâu, chú trọng kỹ năng thực hành, đảm bảo sinh viên tốt nghiệp ra trường làm được việc ngay. Bên cạnh đội ngũ giảng viên cơ hữu giàu kinh nghiệm, có chuyên môn sâu, Học viện còn mời các chuyên gia trong lĩnh vực truyền thông tham gia giảng dạy và gửi sinh viên đến thực tập, kiến tập tại Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Tập đoàn truyền thông LeBros…

Ngoài ra Học viện còn có mối quan hệ hợp tác lâu dài với các tổ chức UN Women, Colombo Plan, Hà Lan, Pháp, New Zealand, Hàn Quốc, Philippines…; các trường đại học nước ngoài như: Đại học Niagara (Mỹ), Đại học Michigan State (Mỹ),  Đại học Piacerdie Jules Verne (Pháp), Viện Friedrich Ebert Stiftung (Đức), Đại học Erasmus (Hà Lan), Trường Cegep Limoilou (Canada), Đại học Khoa học Kỹ thuật Kiện Hành (Đài Loan), Đại học Chongnam (Hàn Quốc)…thực hiện các hội thảo, nói chuyện chuyên đề, chương trình trao đổi giảng viên…giúp sinh viên thường xuyên được tiếp cận với kiến thức, công nghệ hiện đại từ các giảng viên quốc tế.

Trong chương trình đào tạo 3,5 năm, từng học phần đều được thiết kế để phát huy tối đa năng lực sáng tạo của sinh viên như: thiết kế 3D, kỹ xảo đa phương tiện, kịch bản truyền thông, xử lý hình ảnh, kinh doanh sản phẩm truyền thông…

Bên cạnh khối kiến thức nền tảng về truyền thông đa phương tiện, sinh viên được lựa chọn học ba ngành chuyên sâu là:

– Báo chí đa phương tiện: gồm báo mạng điện tử, phát thanh, truyền hình)

– Thiết kế đa phương tiện: gồm thiết kế đồ họa, thiết kế Website, dựng phim

– Truyền thông xã hội và tương tác cộng đồng: gồm quản trị truyền thông, truyền thông nội bộ, xây dựng thương hiệu, tổ chức sự kiện, PR

Bạn Lê Đức Anh Duy, sinh viên K5 cho biết: “Học viện trang bị rất nhiều các thiết bị chuyên dụng như máy tính, máy quay phim, máy ảnh… để sinh viên thực hành, làm đồ án, dựng phim nên chúng em có cơ hội thực hiện những dự án “khủng”.

Cơ hội thỏa sức đam mê và sáng tạo

Trong chương trình đào tạo của ngành, sinh viên sẽ được gửi đến các cơ quan truyền thông để kiến tập. Các em được thực hành chụp ảnh tại Văn Miếu – Quốc Tử Giám, làng gốm Bát Tràng; tham gia các buổi ghi hình tại trường quay của Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Truyền hình kỹ thuật số, Đài Phát thanh – Truyền hình Hà Nội…Đặc biệt, việc tham gia ghi hình tại chương trình Hãy chọn giá đúng của Đài Truyền hình Việt Nam đã cho sinh viên tiếp cận với thực tế nghề nghiệp, giúp sinh viên nắm được các hoạt động thực tiễn của ngành truyền thông ngay từ khi bắt đầu quá trình học tập. Bạn Phàn Tạ Mại, sinh viên K6 chia sẻ “Tham gia trải nghiệm thực tế tại các buổi ghi hình trong trường quay của Đài Truyền hình Việt Nam giúp em nắm bắt và hiểu nhanh nhất công việc thực tế của một biên tập viên đài truyền hình”.

Các buổi sinh hoạt ngoại khóa hưởng ứng “Ngày hội sách Việt Nam”, sự kiện “Đêm hội giáng sinh”, sự kiện “Say Hello – Say Thanks” và “Year End Party”, Triển lãm Xanh, tham gia ngày hội “Nữ sinh khởi nghiệp”… đều thu hút đông đảo sinh viên tham gia. Ngoài các hoạt động học tập trên lớp và sinh hoạt ngoại khóa, sinh viên còn được tham gia các buổi dã ngoại, tham quan bổ ích, các hoạt động phong trào thể dục thể thao, các hoạt động tình nguyện do Đoàn thanh niên, Hội sinh viên Học viện tổ chức.

Dự kiến cuối năm 2019, Khoa Truyền thông đa phương tiện sẽ thành lập Câu lạc bộ Truyền thông VWA. Đây sẽ là sân chơi hấp dẫn để sinh viên được thỏa sức sáng tạo, theo đuổi đam mê, học tập, giao lưu, chia sẻ kiến thức, kỹ năng thực hành nghề.

Cùng với việc đưa sinh viên đi kiến tập thực tập, Khoa Truyền thông đa phương tiện còn tổ chức cuộc thi “Draw My School” nhằm định hướng nghề nghiệp, tạo cơ hội cho sinh tiếp cận rèn luyện kỹ năng thực hành. 100% sinh viên của Khoa đều hào hứng tham gia và đã có những sản phẩm truyền thông ấn tượng, thu hút nhiều lượt chia sẻ và bình luận từ cộng đồng mạng. Bên cạnh đó, sinh viên còn tham gia giao lưu, hỗ trợ thực hiện các hoạt động truyền thông kỷ niệm ngày Công tác xã hội, các hoạt động vì bình đẳng giới. Mới đây nhất, các bạn còn tham gia Cuộc thi xây dựng sản phẩm truyền thông thúc đẩy bình đẳng giới do Trung tâm phụ nữ và phát triển, Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam tổ chức.

Năm học 2019-2020, Học viện tuyển 120 chỉ tiêu ngành Truyền thông đa phương tiện

Thông tin xét tuyển ngành Truyền thông đa phương tiện, Học viện Phụ nữ Việt Nam:

Xét tuyển các tổ hợp A00 (Toán, Lý, Hóa), A01  (Toán, Lý, Anh), C00 (Văn, Sử, Địa), D01 (Toán, Văn, Anh) và khối V,H theo kết quả thi THPT Quốc gia; hoặc xét kết hợp điểm thi THPT quốc gia và học bạ THPT; xét tuyển học bạ lớp 12 với tổng điểm 3 môn trong tổ hợp xét tuyển đạt từ 18 điểm trở lên.

Thời gian nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển (ĐKXT): Từ 26/6 đến 03/7/2019.

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

Học viện Phụ nữ Việt Nam: Số 68 Nguyễn Chí Thanh – Đống Đa – Hà Nội.

Website: www.hvpnvn.edu.vn;            Email: tuyensinh@vwa.edu.vn;

Fanpage: www.facebook.com/TUYENSINHHOCVIENPHUNUVN/

Điện thoại trong giờ hành chính: (024)3.775.1750

Điện thoại ngoài giờ hành chính: 097.657.1126 (cô Tâm)

XEM CHI TIẾT THÔNG BÁO TUYỂN SINH TẠI ĐÂY

ĐĂNG KÝ TRỰC TUYẾN