Tại buổi tọa đàm, diễn giả Julie Brockman đã chia sẻ quan điểm của mình về cách nhìn nhận vấn đề giảng dạy tương tác hiệu quả. Theo bà, vấn đề mang tính quyết định là mỗi giảng viên phải đặt mình vào vị trí của người học.
Các thành viên tham gia tọa đàm đã cùng trao đổi về phương pháp học tập hiệu quả của bản thân. Mỗi người lựa chọn một phương pháp mình cho rằng tối ưu để đóng góp vào bức tranh tổng quan về các phương pháp học tập hiệu quả. Đó có thể là cách học sơ đồ hóa nội dung, học qua internet, học thông qua tình huống, trò chơi, học bằng phương pháp kết hợp lý thuyết và thực hành, học ngay trong quá trình trao đổi với bạn bè, đông nghiệp…
Thông qua hoạt động này, diễn giả đã chứng minh những lợi ích của phương pháp giảng dạy tương tác. Phương pháp này thỏa mãn được mục đích tương tác với người học, cho thấy mỗi ngươi có một phương pháp học hiệu quả khác nhau tư đó so sánh các phương pháp để thấy được những ưu điểm của nó.
Khi giảng viên xác định được tầm quan trọng của việc dạy học tương tác đồng nghĩa với việc trả lời được các câu hỏi: Làm thế nào để việc môi trường học tập trở nên sống động thông qua hoạt động giảng dạy của giảng viên? Đối tượng học cần được quan tâm là ai? Dạy ở đâu? Dạy cái gì? Dạy như thế nào?
Diễn giả cũng phân tích những đặc điểm khác nhau của người trưởng thành và trẻ nhỏ trong quá trình tiếp nhận tri thức. Từ đó khẳng định người lớn luôn có đầy đủ sự chủ động và ý thức học tập. Do vạy người giảng viên cần có những kỹ năng hòa chung được cảm xúc của tất cả người học vào trong môi trường/bầu không khí học tập; Tạo ra nhiều hoạt động trong bài học, lôi cuốn được cảm xúc của người học vào hoạt động đó đồng thời tạo ra môi trường học tập an toàn: làm cho học viên cảm thấy an toàn nếu họ mắc sai lầm.
Các giảng viên cùng tham gia tương tác, trao đổi tại buổi tọa đàm
Qua quá trình trao đổi, diễn giả và người tham gia cùng thống nhất một quan điểm: Dạy là việc phải làm nhưng việc học của sinh viên mới là mục đích. Các thành viên tham gia đã nhau trao đổi và xây dựng mô hình giáo án giảng dạy tương tác gồm các bước:
Tiếp cận học sinh: Tìm hiểu xem người học đã biết những kiến thức gì
Tìm hiểu chủ đề: Cho học sinh đọc trước; tìm hiểu trước về chủ đề cụ thể nào đó liên quan đến bài học…
Giải thích chủ đề: Dành cho giáo viên khi lên lớp
Thúc đẩy sinh viên học tập: không chỉ qua lời nói mà tất cả các hành động cử chỉ
Mở rộng chủ đề
Đánh giá: những gì ta đạt được đã phù hợp với mục tiêu đặt ra chưa
Buổi tọa đàm đem đến cho người tham gia những trải nghiệm cụ thể của chính bản thân trong quá trình tìm hiểu, khám phá, tích lũy kinh nghiệm từ những chia sẻ của chuyên gia. Những kiến thức, phương pháp được trao đổi tại buổi tọa đàm sẽ giúp các giảng viên thực hiện tốt hơn phương pháp giảng dạy nói chung và phương pháp giảng dạy tương tác nói riêng đồng thời có thêm những kinh nghiệm thúc đẩy tinh thần học tập của sinh viên giúp hoạt động dạy và học đạt hiểu quả cao hơn.