Buổi nói chuyện chuyên đề được thực hiện bằng hình thức trực tuyến với sự tham gia của ông Nguyễn Văn Thụy – Trưởng phòng phần mềm, Công ty Cổ phần công nghệ dịch vụ thương mại ANA; Đại diện Công ty Cổ phần đào tạo và chuyển giao công nghệ cao Bách Khoa Aptech; TS. Đỗ Ngọc Điệp – Phụ trách Bộ môn CNTT, Học viện phụ nữ VN và các giảng viên, sinh viên quan tâm đến lĩnh vực CNTT.

Mở đầu buổi nói chuyện chuyền đề, TS. Đỗ Ngọc Điệp đã chia sẻ các thông tin giới thiệu về sự hình thành và phát triển của Học viện Phụ nữ Việt Nam, ngành CNTT và chương trình đào tạo của ngành.

Các giảng viên ngành CNTT cũng chia sẻ về các khái niệm: Mạng máy tính; Cấu trúc dữ liệu; Lập trình; Trí tuệ nhân tạo; Xu hướng phát triển của ngành CNTT… Đặc biệt, TS. Đỗ Ngọc Điệp nhấn mạnh tầm quan trọng của việc kết nối với Doanh nghiệp trong quá trình đào tạo cử nhân CNTT.

Các đại biểu tham dự buổi nói chuyện chuyên đề đã trao đổi các thông tin về những vấn đề đào tạo, thực hành, tiếp cận cơ hội việc làm cũng như giải đáp câu hỏi cụ thể của sinh viên như: Cơ hội thực tập CNTT tại các công ty công nghệ lớn; học CNTT ra trường có thể làm gì? Cơ hội việc làm cho sinh viên CNTT khi ra trường; Mức lương cho ngành CNTT? Kỹ sư CNTT cần những tố chất, kiến thức và kỹ năng gì? Sinh viên CNTT cần trang bị loại máy tính nào là phù hợp?…

Các bạn sinh viên cũng quan tâm đến sự khác biệt giữa chương trình đào tạo cử nhân CNTT của Học viện Phụ nữ Việt Nam so với các trường khác. Với ưu thế ra đời sau, cập nhật, điều chỉnh chương trình theo định hướng ứng dụng đáp ứng nhu cầu của thời đại công nghiệp 4.0, Học viện Phụ nữ Việt  Nam mong muốn mang lại cho sinh viên môi trường học tập tốt nhất và phù hợp với sở trường của các em.

Với hai chuyên ngành chính là Công nghệ phần mềm & trí tuệ nhân tạo; Quản trị hệ thống mạng, ngành CNTT của Học viện đảm bảo đáp ứng nhu cầu đòi hỏi nhân lực của xã hội. Trong quá trình học tập, ngoài việc được trang bị kiến thức chuyên ngành, các em còn được tiếp cận môi trường làm việc, thực hành kỹ năng tại các công ty về công nghệ hiện đại thông qua các chương trình hợp tác liên kết đào tạo với doanh nghiệp. Sinh viên ngành công nghệ thông tin của Học viện sẽ được hưởng nhiều chính sách ưu đãi trong quá trình học tập, đó là sinh viên được tiếp cận với các doanh nghiệp để sau khi tốt nghiệp không bị bỡ ngỡ với môi trường làm việc mới Khi kiến tập, thực tập, sinh viên sẽ được trải nghiệm kiến thức trên giảng đường với thực tế phát triển phần mềm qua và các nội dung chuyên môn khác tại doanh nghiệp. 

Đại diện doanh nghiệp tham gia buổi nói chuyện cũng khẳng định sẽ tạo điều kiện tốt nhất để hỗ trợ sinh viên ngành CNTT của Học viện trong quá trình học tập, thực hành và làm việc. Đặc biệt, với thỏa thuận hợp tác giữa Học viện Phụ nữ Việt Nam và Công ty Cổ phần đào tạo và chuyển giao công nghệ cao Bách Khoa Aptech, sinh viên ngành CNTT có cơ hội nhận song bằng (bằng cử nhân CNTT của Học viện Phụ nữ Việt Nam và bằng Chuyên gia Công nghệ Quốc tế của Ấn độ) đồng thời được tiếp nhận vào làm việc tại Bách Khoa Aptech.

Giám đốc Học viện Phụ nữ Việt Nam và Tổng Giám đốc Bách Khoa Aptech ký kết hợp tác đào tạo ngành CNTT

Buổi nói chuyện chuyên đề: Chương trình đào tạo Công nghệ thông tin với Doanh nghiệp đã diễn ra thành công tốt đẹp và đem lại cái nhìn toàn cảnh về quá trình đào tạo, kết nối doanh nghiệp hỗ trợ thực hành và giới thiệu cơ hôi việc làm cho sinh viên sau khi tốt nghiệp. Ngoài ra, buổi nói chuyện cũng tạo ấn tượng tốt đối với các tân sinh viên để các em tự tin hơn với sự lựa chọn của mình. Học viện Phụ nữ Việt Nam với phương châm Giáo dục Toàn diện, Chất lượng và Bình đẳng sẽ đem đến những cơ hội tốt nhất để các em có thể khẳng định và phát triển năng lực bản thân.

Bạn đọc quan tâm đến ngành CNTT, Học viện Phụ nữ Việt Nam có thể liên hệ:

 Fanpage ngành CNTT: https://www.facebook.com/cntt.hvpn/

 Tổ hợp xét tuyển: A00, A01, D01, D09

 Hotline: 0983-683-619 (Mrs Vân); 0988-210-838 (Mr Hưng)