Đợt khảo sát chính thức đánh giá ngoài với ba chương trình đào tạo trình độ đại học lần này được thực hiện bởi Trung tâm kiếm định chất lượng giáo dục Thăng Long. Đoàn đánh giá gồm các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực kiểm định chất lượng giáo dục do PGS.TS. Bùi Duy Cam, Nguyên Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội làm Trưởng đoàn. Các thành viên trong đoàn gồm có:
-TS. Phí Thị Nguyệt Thanh – Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm định chất lượng giáo dục Thăng Long, thành viên thường trực đoàn.
-TS. Phạm Minh Đàm – Thư ký đoàn, Trưởng phòng đánh giá và công nhận chất lượng giáo dục, Trung tâm Kiểm định chất lượng giáo dục Thăng Long.
– Các kiểm định viên và chuyên gia từ các trường đại học, bao gồm PGS.TS. Đỗ Thị Thúy Hằng, ThS. Đặng Đình Cung, TS. Nguyễn Việt Anh, PGS.TS. Phạm Văn Quyết, cùng các thành viên hỗ trợ khác.
Báo cáo kết quả sơ bộ kết quả khảo sát đoàn đánh giá ngoài nhận định chương trình đào tạo trình độ đại học ngành truyền thông đa phương tiện, Học viện Phụ nữ Việt Nam đều đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục với 11 tiêu chuẩn, 50 tiêu chí và không có tiêu chuẩn nào có tỷ lệ tiêu chí đạt dưới mức đánh giá 3.5.
PGS.TS Bùi Duy Cam – Trưởng đoàn đánh giá ngoài, TS. Phí Thị Nguyệt Thanh – Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm định chất lượng giáo dục Thăng Long, thành viên thường trực đoàn và PGS.TS Trần Quang Tiến – Giám đốc Học viện Phụ nữ Việt Nam kí biên bản ghi nhận kết quả đánh giá sơ bộ.
Khảo sát đánh giá chương trình đào tạo ngành Truyền thông đa phương tiện theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo gồm 11 tiêu chuẩn, 50 tiêu chí
Khảo sát đánh giá chương trình đào tạo ngành truyền thông đa phương tiện đã được đoàn đánh giá ngoài thực hiện đánh giá theo đúng bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng chương trình đào tạo các trình độ của giáo dục đại học được ban hành kèm theo Thông tư số 04/2016/TT-BGDĐT ngày 14/3/2016 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT. Bộ tiêu chuẩn đánh giá gồm 11 tiêu chuẩn với 50 tiêu chí, mỗi tiêu chí được đánh giá theo thang đánh giá 7 mức.
Thành viên đoàn khảo sát đánh giá ngoài phỏng vấn Lãnh đạo Khoa và phụ trách các bộ môn
Tại đợt khảo sát chính thức chương trình đào tạo ngành Truyền thông đa phương tiện, đoàn đánh giá ngoài đã tập trung vào các hoạt động nghiên cứu báo cáo, hồ sơ, tài liệu, minh chứng kiểm chứng thông tin; khảo sát thực tế; phỏng vấn trực tiếp – trực tuyến các bên liên quan: lãnh đạo Học viện, lãnh đạo các đơn vị, giảng viên, cán bộ, nhân viên hỗ trợ, nhà tuyển dụng, sinh viên, cựu sinh viên…
Thành viên đoàn khảo sát đánh giá ngoài phỏng vấn sinh viên đang học ngành Truyền thông ĐPT
Đặc biệt trong quá trình khảo sát, đoàn đánh giá ngoài đã trực tiếp tiến hành phỏng vấn trực tiếp – trực tuyến các bên liên quan như: Đơn vị đào tạo – người học – cựu người học -nhà tuyển dụng đánh giá về chương trình đào tạo ngành truyền thông đa phương tiện. Đây là một trong số những dữ liệu quan trọng để hoạt động khảo sát, đánh giá tiếp cận được tổng thể và hệ thống chương trình đào tạo của ngành đảm bảo tính khách quan, đa chiều.
Thành viên đoàn khảo sát đánh giá ngoài phỏng vấn trực tuyến cựu sinh viên ngành Truyền thông ĐPT
Kết quả đánh giá sơ bộ chương trình đào tạo ngành truyền thông đa phương tiện được đánh giá có nhiều điểm mạnh
Tại phiên bế mạc khảo sát đánh ngoài ngoài chương trình đào tạo báo cáo kết quả sơ bộ đoàn khảo sát đã đánh giá chương trình đào tạo của ngành truyền thông đa phương tiện có nhiều điểm mạnh. Cụ thể là:
+ Chương trình đào ngành truyền thông đa phương tiện có mục tiêu đào tạo rõ ràng, phù hợp với mục tiêu của Giáo dục đại học; phù hợp sứ mạng và tầm nhìn của Học viện.
+ Chuẩn đầu ra về cơ bản có cấu trúc phù hợp, tương thích với mục tiêu của chương trình đào tạo, được công bố công khai cho các bên liên quan và được định kỳ rà soát qua các năm 2019, 2021 và 2023, chất lượng sau điều chỉnh đã được nâng lên; Chuẩn đầu ra về ngoại ngữ, tin học đáp ứng yêu cầu theo quy định.
+ Chương trình đào tạo có sự đóng góp, góp ý của các bên liên quan khi xây dựng; đã tham khảo chương trình đào tạo tương ứng của các trường đại học trong và ngoài nước. Thời lượng chương trình đào tạo, các học phần trong chương trình đào tạo được bố trí tương đối hợp lý.
+ Chất lượng đội ngũ giảng viên tốt về chuyên môn và trách nhiệm đối với sinh viên.
Đoàn khảo sát đánh giá ngoài kiểm tra cơ sở vật chất, phòng làm việc của Khoa TTĐPT
Tuy nhiên bên cạnh đó đoàn đánh giá cũng đã nhận diện một số điểm cần cải tiến, khuyến nghị Học viện nói chung và khoa Truyền thông đa phương tiện nói riêng cần tiếp tục cải tiến để nâng cao hơn nữa chất lượng giáo dục, nâng tầm vị thế của cơ sở đào tạo. Một số khuyến nghị mà khoa cần tập trung cải tiến trong thời gian tới đó là: Nâng cao hơn nữa kĩ năng xây dựng chương trình đào tạo theo chuẩn đầu ra; Cải thiện tỉ lệ giảng viên có học hàm Giáo sư, Phó Giáo sư và học vị Tiến sĩ; Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ trong giảng dạy và học tập.
Phát biểu tại phiên bế mạc kết thúc đợt khảo sát đánh giá ngoài PGS.TS Trần Quang Tiến – Giám đốc Học viện khẳng định: Hoạt động kiểm định chất lượng giáo là cơ hội để Học viện Phụ nữ Việt Nam nhìn nhận, đánh giá lại những thành tựu đã đạt được. Thời gian tới Học viện cam kết, không ngừng nỗ lực, tiếp tục quá trình cải tiến để đạt được mục tiêu, tầm nhìn sứ mệnh giáo dục tốt nhất, đáp ứng nhu cầu xã hội.
Đoàn đánh giá ngoài, Ban Giám đốc và giảng viên, sinh viên ngành ngành Truyền thông đa phương tiện
Đợt khảo sát chính thức đánh giá ngoài chương trình đào tạo ngành Truyền thông đa phương tiện lần này là dấu mốc quan trọng để Khoa Truyền thông đa phương tiện, Học viện Phụ nữ Việt Nam tiếp tục xây dựng, phát triển mở rộng quy mô đào tạo, cải thiện để phục vụ tốt hơn nhu cầu học tập, giảng dạy của sinh viên và giảng viên, đồng thời hướng tới đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế trong giáo dục đại học trong tương lai gần.