Năm 2023 Khoa đã thực hiện việc điều chỉnh chương trình đào tạo với những thay đổi căn bản, cập nhật thông qua việc lấy ý kiến khảo sát từ các chuyên gia, giảnh viên, nhà tuyển dụng và cựu sinh viên, sinh viên về mục tiêu đào tạo, chuẩn đầu ra và nội dung chương trình của ngành. Bên cạnh việc bổ sung, điều chỉnh số lượng, nội dung khối kiến thức chuyên sâu của ngành về Báo chí đa phương tiện và Thiết kế đa phương tiện thì chương trình năm 2023 đã có thêm khối kiến thức chuyên sâu về văn hoá doanh nghiệp. Và học phần kiến tập, thực tập thực tế cũng đã tăng thêm tín chỉ và thời lượng đáng kể, nhận được những ý kiến phản hồi tích cực.

Trước khi chương trình được nghiệm thu, ban hành, Hội đồng khoa học đào tạo của Học viện cho ý kiến góp ý rà soát, chỉnh sửa tại hội nghị được tổ chức vào ngày 23/6/2023.

Hội đồng thẩm định Chương trình đào tạo ngành truyền thông đa phương tiện chỉnh sửa năm 2023 đã được tổ chức vào tháng 7/2023 với sự tham gia của các chuyên gia, nhà khoa học đến từ các sở đào tạo đầu ngành về truyền thông, đại diện đơn vị sử dụng lao động đã thảo luận, đánh giá mức độ đáp ứng mục tiêu đào tạo, chuẩn đầu ra của Chương trình đào tạo, cấu trúc chương trình đào tạo ngành truyền thông đa phuwong tiện.

Đại diện đơn vị tuyển dụng – TS. Đồng Mạnh Hùng (Trưởng ban Thư ký biên tập , Đài Tiếng nói Việt Nam) đánh giá:  CTĐT ngành Truyền thông ĐPT (Học viện PNVN) được xây dựng theo định hướng ứng dụng, sát với nhu cầu xã hội, đáp ứng yêu cầu làm việc thực tế trong ngành Truyền thông. Người học sau khi tốt nghiệp hoàn toàn có thể làm việc ngay tại các đơn vị trong Đài TNVN cũng như tại các cơ quan truyền thông khác.

TS.Trần Quốc Trung (Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông), TS. Nguyễn Thị Thương Huyền (Học viện Báo chí và Tuyên truyền) nhận định chương trình đào tạo ngành truyền thông đa phương tiện (Học viện PNVN) đáp ứng được mục tiêu đào tạo và chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo. Điểm mạnh của chương trình so với các cơ sở đào tạo khác là có các học phần trang bị nhận thức về giới và bình đẳng giới cho người làm truyền thông. Bên cạnh đó chương trình được xây dựng với 3 khối kiến thức chuyên sâu: Thiết kế đa phương tiện, Báo chí đa phương tiện và Truyền thông doanh nghiệp đáp ứng nhu cầu xã hội và vị trí việc làm thực tế.

Chủ tịch Hội đồng PGS. TS. Đinh Hường – Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn,Đại học Quốc gia Hà Nội kết luận: Chương trình đào  tạo ngành Truyền thông đa phương tiện được cập nhật điều chỉnh đạt chất lượng ở mức cao hơn, tính ứng dụng cao. Các thành viên Hội đồng nhất trí thông qua và đề nghị tiến hành các thủ tục tiếp theo để công bố rộng rãi cho người học và xã hội.

Từ tháng 9/2023 chương trình bắt đầu được triển khai áp dụng cho sinh viên K11 (khóa tuyển sinh năm 2023).

Nguyễn Thị Hằng