Trong chương trình Đào tạo cử nhân ngành Truyền thông đa phương tiện, học phần Kỹ năng khai thác thông tin được sắp xếp vào kỳ 1 năm thứ ba. Sau khi sinh viên đã có những kiến thức cơ bản về việc thực hiện các phương pháp khai thác thông tin như: Phỏng vấn, khai thác tư liệu, quan sát  tin để thực hiện sáng tạo các tác phẩm báo chí truyền thông. Để có cái nhìn toàn cảnh về sự phát triển của báo chí truyền thông tại Việt Nam từ thời kỳ sơ khai đến nay, thay bằng nói lý thuyết trên lớp thì giảng viên TS – Hoàng Anh Tuấn đã dẫn nhóm sinh viên K9TTĐPT đã tham quan trải nghiệm Bảo tàng báo chí Việt Nam.

Giảng viên Hoàng Anh Tuấn cùng đoàn sinh viên K9 TTĐPT  tham gia  trải nghiệm thực tế tại Bảo tàng Báo chí Việt Nam

Tại bảo tàng, các sinh viên được tham quan hơn 20.000 hiện vật, tài liệu trong đó có nhiều hiện vật quý hiếm phản ánh những sự kiện quan trọng của lịch sử báo chí Việt Nam gắn liền với lịch sử của đất nước.

Nguyễn Thị Trang – sinh viên K9 TTĐPT cho biết : “Đây là lần đầu tiên em được tham quan Bảo tàng báo chí Việt Nam, các không gian trưng bày của bảo tàng không chỉ nhằm tái hiện lịch sử báo chí, tôn vinh những đóng góp to lớn của người làm báo Việt Nam, lưu giữ và phát di sản báo chí mà còn là nơi giáo dục truyền thống yêu nước, lịch sử văn hóa, những giá trị tốt đẹp của dân tộc cho các nhà báo trẻ và những thế hệ nhà báo tương lai như chúng em”.

Sinh viên hào hứng lắng nghe hướng dẫn viên giới thiệu về lịch sử báo chí giai đoạn 1865-1925 

Không chỉ đơn thuần là một buổi tham quan triển nghiệm mà với sinh viên K9 TTĐPT thì đây còn là một buổi tác nghiệp vận dụng các phương pháp khai thác thông tin để làm dữ liệu cho tác phẩm của mình.

Các sinh viên tác nghiệp khi nghe hướng dẫn viên giới thiệu

Sinh viên chụp ảnh, ghi âm khi nghe hướng dẫn viên giới thiệu

 

 Bạn Phạm Quang Tuấn cho biết: “Hôm nay mình đã được thực hành các kỹ năng khai thác thông tin để sáng tạo tác phẩm báo chí. Khi trong vai phóng viên, thực sự mình khá run nhưng với kiến thức lý thuyết thầy cô đã giảng dạy thì mình thấy mình như là một phóng viên thực thụ. Mình thấy những buổi trải nghiệm như thế này đã giúp cho sinh viên chúng tự tin và chủ động hơn trong quá trình tác nghiệp”.

 

Buổi trải nghiệm thực tế tại Bảo tàng Báo chí Việt Nam tuy chỉ kéo dài trong một buổi sáng nhưng đã mang lại cho sinh viên K9 TTĐPT không chỉ kiến thức lịch sử, kiến thức thực tiễn mà còn là dịp để sinh viên trau dồi những kỹ năng khai thác thông tin, kỹ năng giao tiếp, tạo lập mối quan hệ… Từ đó, sinh viên có thể tích lũy kinh nghiệm và ứng dụng vào quá trình học tiếp theo của chương trình đào tạo cử nhân ngành TTĐPT.

Th.S Lê Thị Minh Huyền – Giảng viên Khoa TTĐPT